Nội dung
Cập nhật: 05/06/2023
Chia sẻ:
Nước thải chăn nuôi là nguồn nước được hình thành và xả thải từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi…
Theo các chuyên gia, đại đa số nước thải chăn nuôi được hình thành từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản như: Trâu, bò, lợn, gà, tôm, cá, ngan, ngỗng…
Cụ thể, nước thải phát sinh từ các quá trình sau:
Trong đó, nước thải chăn nuôi heo thải ra trên 80 triệu tấn nước thải mỗi năm.
Mỗi loại gia súc, gia cầm và vật nuôi sẽ phát sinh nước thải với tính chất khác nhau. Tuy nhiên, chúng bao gồm các thành phần cơ bản sau:
Ngoài ra còn có một số tạp chất do quá trình vệ sinh chuồng trại, rửa dụng cụ chăn nuôi… Tuy nhiên, hàm lượng không đáng kể.
Theo quy định của pháp luật, các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi cần có trách nhiệm thực hiện và làm đúng quy định ban hành theo văn bản: QCVN 62-MT:2016/BTNMT.
Quy định này áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chăn nuôi.
Giá trị tối đa của chỉ số ô nhiễm trong nước thải có thể tiếp nhận được tính theo công thức:
Cmax = C x Kq x Kf.
Giải thích thông số:
C: là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải ngành chăn nuôi.
Kq: Hệ số của nguồn nước thải tiếp nhận.
Kf: Hệ thống lưu lượng của nguồn nước thải.
Cụ thể, bảng giá trị thông số trong nước thải chăn nuôi như sau:
Hầm Biogas là công trình xử lý nước thải phân huỷ yếm khí. Ưu điểm của phương pháp này như sau:
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là khả năng xử lý ô nhiễm và mùi hôi chỉ ở mức trung bình. Không thể triệt để được hoàn toàn các yếu tố gây ô nhiễm như COD ở mức 1000mg/m3. Ngoài ra, phương pháp này còn làm phát sinh khí nitơ, photpho…
Ưu điểm của phương pháp này là:
Cơ chế như sau: Nước thải chăn nuôi được xử lý cặn thô, rác thô có kích thước lớn bằng song chắn rác. Sau đó, chúng sẽ được chuyển tới bể thực vật thủy sinh. Tại đây, các chất hữu cơ, vô cơ sẽ trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Một số loại thực vật xử lý nước thải trong chăn nuôi như: Bèo tây, thủy trúc, mè vừng, cỏ muỗi, dừa nước… Nhìn chung, đây đều là những loại thực vật có khả năng thích nghi cao, phát triển nhanh trong môi trường ô nhiễm…
Lọc sinh học là giải pháp rất được ưa chuộng trong xử lý nước thải chăn nuôi. Bởi phương pháp này được đánh giá là có khả năng ứng dụng cao, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.
Cơ chế của phương pháp lọc sinh học là kết hợp hệ thống hầm biogas với bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng cặn. Sau đó, thực hiện bơm sinh học để bắt đầu quá trình lọc tuần hoàn.
Quá trình lọc này sẽ có từ 20% - 30% nước thải đưa về bể lắng. Phần còn lại sẽ chảy sang ao thủy sinh. Sau khi lưu nước trong vòng 10 ngày mới tiến hành xả thải ra hệ thống thoát nước.
Phương pháp bùn hoạt tính kết hợp với các ngăn bể thiếu khí, hiếu khí sẽ loại bỏ cùng một lúc tất cả các chất hữu cơ và cả khí nitơ.
Quá trình nitrat được diễn ra ở ngăn bể hiếu khí. Trong khi đó, quá trình khử sẽ sẽ xảy ra ở ngăn thiếu khí. Người ta có thể chia dòng các ngăn bể để tận dụng nguồn cacbon trong nước thải chăn nuôi.
Phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí, thiếu khí được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, xử lý nước thải chăn nuôi triệt để.
Phương pháp mương oxy hóa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, cơ chế vận hành đơn giản, ít tiêu tốn năng lượng. Trong quá trình xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng mương oxy có thể tạo ra ít bùn. Tuy nhiên, vẫn đồng thời xử lý cả các chất hữu cơ và khí độc.
Nhìn chung, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trang trại chăn nuôi kiểu gia đình với quy mô trung bình và nhỏ.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về xử lý nước thải chăn nuôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp xử lý phù hợp và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các thông tin cần thiết nhất.
Cập nhật: 05/06/2023
Chia sẻ:
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Dược Phẩm Hiệu Quả Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Giải Pháp Tối Ưu Cho Xử Lý Nước Thải Y Tế Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Tại Việt Nam, ngoài những hộ gia đình nhỏ lẻ thì các khu đô thị, tòa nhà chung cư, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ đều bắt buộc phải tuân thủ việc xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt, mỗi phương pháp lại có những có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng loại nước thải và yêu cầu cụ thể. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Ngày đăng: 14/08/2024
Liên hệ nhanh
contact@toana.vn
L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN
Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?