Xử lý nước thải mực in: Khái niệm và các quy trình cụ thể

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Nội dung

Xử lý nước thải mực in: Khái niệm và các quy trình cụ thể

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Nước thải mực in là gì?

Nước thải mực in là nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị máy móc, tẩy rửa xưởng in ấn. Nước thải mực in có nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường cao và tương đối khó xử lý.

Nước thải mực in

Theo các chuyên gia, nước thải mực in có độ màu cao, hàm lượng SS, COD, BOD rất lớn. Ngoài ra, nồng độ pH, độ màu, độ đục của nguồn nước này cũng không ổn định. Khi đổ trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây cản trở đến quá trình quang hợp của các loài thực vật thuỷ sinh và cảnh quan môi trường.

Những đặc trưng của nước thải mực in

Nước thải mực in chứa hàm lượng chất ô nhiễm chính là acrylic resin dạng nhũ trương hòa tan trong nước, bột màu rất cao. Đây là một loại chất thải rất khó phân huỷ sinh học.

Nước thải ngành in

Mặc dù lượng nước thải mực in không nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm đậm đặc. Trong đó phải kể đến như:

  • Ô nhiễm hữu cơ: Chất hữu cơ trong nước thải làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước.
  • Ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng N và SS cao.
  • Độ màu cao: Gây tác động xấu đến chất lượng nước, hệ thuỷ sinh.

Tìm hiểu quy chuẩn nước thải ngành in

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu vào

QCVN 40: 2011/BTNMT

Cột A

Cột B

1

pH

7 - 8

6 - 9

5,5 - 9

2

BOD

mg/l

500 - 7000

30

50

3

COD

mg/l

450 - 2000

75

150

4

TSS

mg/l

100 - 300

50

100

5

Tổng Nito

mg/l

30 - 100

20

40

6

Tổng Photpho

mg/l

5 - 10

6

7

Độ màu

mg/l

1200 - 2000

5

10

8

Tổng Coliforms

MPN/ 100ml

100

3000

5000

Sơ đồ xử lý nước thải mực in

Công nghệ xử lý nước nước thải mực in trải qua nhiều giai đoạn. Đảm bảo khi nước thải ra môi trường sẽ đáp ứng đủ những quy chuẩn về nước thải mực in. Để làm được điều đó cần thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in đạt chuẩn đảm bảo việc xử lý nước thải hiệu quả nhất.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải in

Quy trình xử lý nước thải mực in

Hố thu gom

Toàn bộ nước thải của nhà máy sản xuất mực in, nhà máy in ấn sẽ được đưa tới hố thu gom. Ở đây, người ta sẽ châm vào trong nước thải một lượng hóa chất NaOH/acid để ổn định nồng độ pH.

Hố thu gom

Tại đầu mỗi bể đều có hệ thống song chắn, lưới chắn rác để giữ lại các cặn thô, rác thô kích thước lớn trong nước thải nhằm hạn chế tắc nghẽn và giảm áp lực cho các công trình xử lý phía sau.

Bể keo tụ

Tại bể keo tụ, chuyên viên môi trường sẽ thêm vào trong đó hóa chất PAC với định lượng phù hợp. Mục đích là xúc tác phản ứng để đẩy nhanh quá trình keo tụ, tạo bông. Nhờ đó, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.

Bể tạo bông

Tại bể tạo bông, hóa chất Polymer sẽ được châm vào trong bể. Điều này giúp cho những bông cặn hình thành liên kết với nhau thành các bông bùn lớn hơn. Từ đó, tăng hiệu quả xử lý cặn lơ lửng.

Bể lắng 1

Bể lắng này hoạt động theo cơ chế lắng bùn hóa lý. Ở đây, những bông bùn lớn có trọng lượng cao sẽ nhanh chóng được lắng xuống dưới đáy nhờ vào tác dụng của trọng lực.

Khi đó, bùn sẽ được thu gom và xử lý riêng.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải. Từ đó, làm giảm diện tích cho các công trình phía sau. Đồng thời, tạo ra chế độ làm việc ổn định cho hệ thống, hạn chế tình trạng quá tải.

Bể xử lý hiếu khí

Bể xử lý hiếu khí có tác dụng chính là loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải mực in. Lúc này sẽ diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của các nhóm vi sinh vật hiếu khí.

Bể xử lý hiếu khí

Trong bể được trang bị đầy đủ hệ thống thổi khí nhằm cung cấp oxy đều khắp bể, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, phân hủy chất ô nhiễm.

Bể lắng sinh học

Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được tạo ra từ bể hiếu khí sẽ được đưa tới bể lắng 2. Bùn hoạt tính sẽ được làm lắng và tách ra khỏi nước thải. Phần nước trong được đưa tới máng thu và chuyển tới bể khử trùng. Bùn lắng dưới đáy chuyển sang bể chứa bùn và xử lý theo phương pháp chuyên biệt.

Bể khử trùng

Tại đây, hoá chất khử trùng sẽ được châm vào trong bể để tiêu diệt vi khuẩn, virus còn sót lại trong bể. Các thành phần điển hình như Ecoli, Coliform. Sau khi khử trùng, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép và có thể thải ra môi trường theo quy định.

Đánh giá quy trình xử lý nước thải ngành in

Ưu điểm

  • Tiết kiệm diện tích cho việc xây dựng công trình
  • Hệ thống cơ động, thông minh, điều khiển tự động
  • Thiết kế hiện đại, bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng
  • Dễ dàng cải tạo, nâng cấp công suất xử lý nếu muốn mở rộng quy mô
  • Chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật

Nhược điểm

  • Cần đào tạo nhân viên vận hành về quy trình xử lý
  • Bùn thu gom được sau quá trình xử lý nước thải cần phải xử lý chuyên biệt như phơi khô, đóng thành bánh, mang đi chôn lấp

Trên đây là những thông tin về công nghệ xử lý nước thải mực in. Hy vọng đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải in phù hợp nhất với đặc đính của doanh nghiệp, lưu lượng của nguồn nước thải mực in. Nếu bạn còn thắc mắc về các công nghệ hoặc cách xử lý nước thải mực in, hãy liên hệ với Toàn Á qua hotline 0913.543.469 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Liên hệ nhanh

Miền Bắc 08.222.11.666

Miền Nam 08.222.12.666

Dự án 0913.54.3469

contact@toana.vn

L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN

Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?