Nội dung
Cập nhật: 06/07/2022
Chia sẻ:
Nước thải nhà máy là những loại nước thải được hình thành trong quá trình sản xuất hoặc các hoạt động sinh hoạt của nhân công. Loại nước thải này chứa hàm lượng lớn các chất rắn lửng lơ, các hợp chất ô nhiễm, chất tẩy rửa, chất hóa học nguy hiểm,...
Vậy nên việc xử lý nước thải nhà máy trước khi đưa ra thủy vực là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng, nó sẽ đảm bảo cho nguồn sống của các loại thủy sinh, cho môi trường và cho sức khỏe con người.
Nước thải nhà máy được sinh ra bởi hai nguồn:
Nước được thải ra từ hoạt động tắm rửa, vệ sinh, tuy không chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm nhưng vẫn phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường.
Nước từ khu bếp, khu chế biến thực phẩm cho công nhân: nước thải này sẽ chứa một hàm lượng lớn dầu mỡ nên được tập trung lại cùng với nước thải từ hoạt động sản xuất để tiến hành xử lý triệt để trước khi thải ra thủy vực.
Trong quá trình chế biến ra sản phẩm sẽ xuất hiện những dịch thải gây tình trạng ô nhiễm nặng đối với môi trường nước nếu không kịp thời xử lý.
Bao gồm: Nước thải trong quá trình sản xuất chế biến, nước rửa nguyên vật liệu, sục rửa hệ thống, nước thải từ các hệ thống nồi hơi, nước từ khử trùng hoặc tẩy rửa máy móc thiết bị,...
Sau khi thải ra sẽ kèm theo những hợp chất gây ô nhiễm như chất vô cơ, chất hữu cơ dễ tan và không hòa tan, hóa chất,... những chất này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra thủy vực hoặc sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và môi trường.
Xử lý nước thải từ nhà máy là quá trình loại bỏ những tạp chất gây ô nhiễm có trong nước thải như nước thải từ quá trình sản xuất hay vận hành của nhà máy và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân như vệ sinh, tắm rửa, bếp,... Nó sẽ bao gồm các quá trình:
Cơ học: Có thể dùng phương pháp lắng, chắn lọc chất rác,... Xử lý bằng cách này không được triệt để bởi nó chỉ giải quyết được phần nổi của nước thải là những chất thải có kích thước lớn, còn những thành phần hợp chất vô cơ, hữu cơ tan và không tan hoặc những vi khuẩn gây hại lại không được làm sạch hiệu quả.
Xử lý sinh học gồm xử lý kỵ khí, hiếu khí, xử lý bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp nhiều quy trình tùy vào thành phần tính chất có trong nước thải nhà máy.
Xử lý hóa học (keo tụ hoặc đông tụ): Dùng để xử lý những chất rắn lửng lơ, một phần chất hữu cơ hòa tan, chất photpho và khử độc, khử màu hiệu quả. Thông thường người ta sẽ dùng những hóa chất có tính oxy hóa để phân hủy hợp chất thành nước và khí CO2, hoặc cũng có thể dùng phương pháp kết tủa đối với những kim loại nặng.
Xử lý bằng màng lọc RO: Thông thường đây sẽ là quá trình sau cùng để thu được nguồn nước thành phẩm đạt tiêu chuẩn nước khắt khe, có độ tinh khiết gần như tuyệt đối.
Nước thải từ nhà máy hoặc các sinh hoạt nhà máy sẽ được tự gom lại bể thu gom, tại bể này nước sẽ được lọc qua màng chắn rác trước để loại bỏ những rác thải thô có kích thước lớn và qua những thao tác xử lý để loại bớt dầu, mỡ,... lượng mỡ thừa có thể được giữ lại để xử lý tái sử dụng, còn nước sẽ được trung chuyển đến các bể khác tiếp tục xử lý triệt để.
Nước thải trong nhà máy từ các hoạt động sản xuất hoặc quá trình sinh hoạt sẽ được tập trung lại với nhau tại hố gom. Trước hố gom sẽ có một màng chắn rác nhằm loại bỏ các đối tượng lớn như lon nước, gói nhựa, gậy,...
Các chất rắn sau khi được thu gom lại sẽ đưa bến bãi rác hoặc đốt. Màng chắn rác cùng song chắn có kích thước khác nhau sẽ được sử dụng để tăng cường cho quá trình loại bỏ chất rắn. Nếu những chất này không được loại bỏ thì sẽ dễ gây tắc nghẽn cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy.
Tại đây, các loại dầu mỡ cũng sẽ qua xử lý mà được tách lọc, lượng mỡ thừa có thể được xử lý để tái sử dụng hoặc loại bỏ để đảm bảo cho quá trình xử lý nước cho nhà máy được diễn ra suôn sẻ, hạn chế được sử hư hỏng của các thiết bị, máy móc phía sau. Nước thu được ở bể sẽ được trung chuyển đến công đoạn tiếp theo của quy trình.
Lưu lượng cùng với nồng độ nước thải phát sinh trong một ngày thường khác nhau nên sẽ được đổ vào bể điều hòa để điều hòa lại lưu lượng nước thải, tạo môi trường nước ổn định cho các công đoạn tiếp xử lý.
Tại bể này, nước thải sẽ được thổi thêm một lượng khí nhằm đảm bảo sự ổn định cho nồng độ ô nhiễm có trong nước thải, hạn chế tình trạng các vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây mùi khó chịu.
Bể này còn được gọi là bể sinh học thiếu khí, các chất ô nhiễm như vi khuẩn của môi trường thiếu khí sẽ bị phân hủy tại đây, ví dụ như nitơ, NH3, COD, BOD,... Cơ chế hoạt động chính của loại bể này là các vi sinh vật dị dưỡng sẽ hoạt động trong môi trường tùy nghi chuyển hóa Nitơ.
Trong bể này, người ta sẽ lắp thêm một bộ khuấy trộn, được trộn đều với tốc độ chậm để tạo môi trường thích hợp cho vi sinh vật.
Bồn sinh học hiếu khí được xây dựng thành hình chữ nhật, dưới đáy sẽ lắp thêm một hệ thống tự động sục khí liên tục thông qua máy thổi khí và hệ thống phân phối khí. Khí được cấp ở một cường độ nhất định để tránh làm vỡ những bông bùn.
Các loại vi sinh vật hiếu khí có trong nước thải lấy oxi được cấp vào từ máy thổi khí và sử dụng những chất hữu cơ, chất bẩn làm thức ăn để chuyển hóa thành sinh khối, từ đây, lưu lượng bông bùn cũng tăng dần lên.
Nước từ bể sinh học hiếu khí sẽ được chuyển trực tiếp đến bể lắng II để lắng đọng nước, tách hỗn hợp bùn và nước ra thành hai phần). Phần nước trong được lắng ở phía trên sẽ tự chảy sang bể trung gian, đồng thời cô đặc thêm một lượng bùn hoạt tính có nồng độ ổn định ở phần đáy sẽ được tuần hoàn trở lại bể sinh học Anoxic để tiếp tục cho quá trình xử lý nước cho nhà máy.
Phần bùn lắng còn lại phía dưới đáy bể sẽ được lưu chuyển trực tiếp đến bể để ép thành bùn khô, tiến hành chôn lấp hoặc xử lý.
Nguồn nước thải ở bước này cũng được xem là tạm thời loại bỏ được các cặn bẩn, nhưng vẫn còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật và những mầm gây bệnh, nên tại đây nước sẽ được khử trùng bằng Chlorine.
Thông thường, nước thành phẩm đạt được tại công đoạn này sẽ được thả ra môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một bước cuối là bể lọc áp lực, nước sau khử trùng sẽ được chuyển đến cột áp lực sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được lượng chi phí xây dựng ban đầu thay vì phải xây dựng thêm một bể trung gian.
Ở cột này làm nhiệm vụ cuối cùng là lọc lại những cặn bẩn nhỏ không lắng được ở bể lắng II, tuy không khử hoàn toàn màu nước thải nhưng sẽ làm giảm được độ màu trước khi thải ra môi trường.
Những vật liệu lọc được dùng trong cột này thường là than hoạt tính, sỏi lọc, cát lọc,... Trong quá trình lọc nên tiến hành rửa lọc theo quy định để hạn chế được tình trạng tắc nghẽn và làm sạch lớp vật liệu lọc.
Bùn lắng tại bể lắng đứng II sẽ được thải trực tiếp tại đây, sau đó tiến hành phân hủy, tách nước còn sót lại để tiến hành ép khô trước khi đem đi chôn hoặc xử lý. Nước dư còn sót lại trong bùn sẽ được trung chuyển trở lại bể sinh học để tiến hành tiếp quá trình xử lý nước thải từ nhà máy.
Hệ thống xử lý nước thải cho từ nhà máy là sự kết hợp của nhiều phương pháp cùng công nghệ khác nhau để xử lý triệt để nguồn nước thải, thu được nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định.
Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều hệ thống giúp xử lý nước thải từ nhà máy với nhiều mức giá khác nhau, từ những công ty khác nhau. Nhà đầu tư cần tìm hiểu trước về nhu cầu cũng như mục đích sử dụng để có được lựa chọn phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Tại Toàn Á JSC, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn hệ thống xử lý nước thải nhà máy tốt nhất, chất lượng nhất với mức giá thành cạnh tranh nhất. khi sử dụng hệ thống xử lý nước thải tại Toàn Á, chúng tôi sẽ đảm bảo cho khách hàng những tiêu chí sau:
Liên hệ trực tiếp trên website hoặc gọi vào hotline 0913.543.469, Toàn Á JSC sẽ giúp bạn tiết kiệm nhất với hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy hiện đại nhất. Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc cùng quý khách hàng.
Cập nhật: 06/07/2022
Chia sẻ:
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Dược Phẩm Hiệu Quả Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Giải Pháp Tối Ưu Cho Xử Lý Nước Thải Y Tế Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Tại Việt Nam, ngoài những hộ gia đình nhỏ lẻ thì các khu đô thị, tòa nhà chung cư, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ đều bắt buộc phải tuân thủ việc xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt, mỗi phương pháp lại có những có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng loại nước thải và yêu cầu cụ thể. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Ngày đăng: 14/08/2024
Liên hệ nhanh
contact@toana.vn
L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN
Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?