Nội dung
Cập nhật: 31/08/2022
Chia sẻ:
Nitơ trong nước thải luôn tồn tại dưới dạng hợp chất, gồm 3 dạng chính (chưa bao gồm khí Nitơ):
Trong thành phần nước thải sinh hoạt, Nito sẽ tồn tại dưới 2 dạng: vô cơ (chiếm 65%) và hữu cơ (chiếm khoảng 35%). Và nguồn gốc chủ yếu sinh ra Nitơ vẫn là nước tiểu. Bằng phương pháp Kendal sẽ xác định được tổng Nitơ.
Phần lớn trường hợp, nước thải đã qua xử lý an toàn sẽ được tái sử dụng làm nước sinh hoạt. Loại nước này phải có chỉ số tổng Nitơ nằm dưới ngưỡng 30 mg/L. Thậm chí, ở một số cơ sở xử lý nitơ trong nước thải sinh hoạt công suất lớn phải đưa về dưới ngưỡng 20 mg/L.
Dùng Ca(OH)2 để chúng phản ứng hóa học chuyển hóa một số hợp chất chứa Nito tạo thành NH4OH. Sau đó dưới tác dụng của nhiệt độ NH4OH dễ dàng bị phân hủy tạo thành khí NH3 thoát ra ngoài và được thu tại các tháp làm lạnh:
NH4OH → NH3 + H2O
Nhược điểm:
Sử dụng phương pháp kết tủa amoni để loại bỏ amoni khi tiến hành khử Nitrat trong nước thải, dưới dạng (NH4)MgPO4.6H2O, bằng cách bỏ thêm MgCl2 và Na2HPO4 trong quá trình xử lý. Bằng phương pháp này, tỷ lệ Mg:NH4:PO4 sẽ được cân bằng 1:1:1 và độ pH trong nước cũng được duy trì từ 8,5 đến 9.
Khi sử dụng phương pháp này để xử lý Nitơ trong nước thải rỉ rác, nồng độ Nitơ sẽ giảm xuống nhanh chóng chỉ trong 15 phút, từ 5.600mg/l xuống chỉ còn 110 mg/l.
Đối với nước thải sinh hoạt, phương pháp xử lý này đạt 66% hiệu quả, ngoài ra phương pháp còn có thể ứng dụng cho việc loại bỏ tạp chất chứa thành phần của photpho trong nước thải.
Tuy nhiên, phương pháp này lại không được áp dụng nhiều trong thực tế vì tiêu tốn hóa chất cộng với đó là điều kiện về độ pH là vô cùng khắt khe để đảm bảo cho phản ứng xảy ra.
Một phương pháp khác là bổ sung thêm một lượng vừa đủ clo vào nước thải. Khi clo được cho vào nước thải chứa Nitơ sẽ sinh ra một số phản ứng: NH3 phản ứng với Clo dưới dạng HOCl và tạo ra các sản phẩm trung gian như NH2Cl, NHCl2, NCl3.
Quá trình này sẽ diễn ra liên tục nếu cứ thêm HOCl vào, sản phẩm cuối cùng nhận được sẽ là những phân tử Nitơ. Bên cạnh đó, quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ pH, thời gian xử lý, tỷ lệ HOCl/NH3…
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp xử lý hợp lý. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực cung cấp vật tư, linh kiện, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các công trình xử lý nước công nghiệp và dân dụng.
Toàn Á tự tin mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất với nguồn sản phẩm chất lượng nhất. Mọi thắc mắc về kỹ thuật vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0913.543.469 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!
Cập nhật: 31/08/2022
Chia sẻ:
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Dược Phẩm Hiệu Quả Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Giải Pháp Tối Ưu Cho Xử Lý Nước Thải Y Tế Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Tại Việt Nam, ngoài những hộ gia đình nhỏ lẻ thì các khu đô thị, tòa nhà chung cư, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ đều bắt buộc phải tuân thủ việc xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt, mỗi phương pháp lại có những có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng loại nước thải và yêu cầu cụ thể. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Ngày đăng: 14/08/2024
Liên hệ nhanh
contact@toana.vn
L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN
Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?