Nội dung
Cập nhật: 31/08/2022
Chia sẻ:
Độ màu là định nghĩa dùng để chỉ màu nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Thông thường màu đen hoặc màu nâu sẽ thấy ở nước thải công nghiệp. Màu vàng hoặc màu trắng đục sẽ thấy ở nước thải sinh hoạt.
Độ màu xuất hiện là do các hợp chất hòa tan có trong nước gây ra độ màu cao như muối vô cơ, thuốc nhuộm ngành công nghiệp dệt nhuộm hoặc một số các tạp chất hữu cơ,… Có rất nhiều cách khác nhau để xác định được độ màu của nước thải: Quan sát bằng mắt thường, sử dụng thiết bị quang học để đo độ màu.
Màu sắc và độ đục là hai vấn đề phổ biến nhất trong quá trình xử lý độ màu của nước thải. Nguyên tắc hoạt động chung của phương pháp keo tụ là sử dụng các loại hóa chất để có thể tách được các chất ô nhiễm trở thành bùn và lắng xuống đáy bể. Quá trình này sẽ hình thành nên các bông cặn. Bông cặn kết tủa càng lớn khả năng lắng đọng càng dễ và ngược lại bông kết tủa càng nhỏ thì sẽ không có khả năng lắng.
Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ được các chất ô nhiễm bằng cách giảm điện tích zeta trên bề mặt hạt keo. Các hóa chất thường được sử dụng kèm trong phương pháp này là: PAC, Aluminium Chloride. Sự kết hợp này sẽ giúp quá trình đạt hiệu suất cao hơn.
Phương pháp này sẽ sử dụng màng lọc có kích thước nhỏ, nước thải sau khi chảy qua màng lọc các tạp chất ô nhiễm sẽ được giữ lại.
Hiện nay, có rất nhiều loại màng lọc khác nhau. Cùng với đó mỗi loại màng lọc sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong số những loại màng lọc này thì màng thẩm thấu ngược RO, màng siêu lọc và màng nano đang là loại màng lọc mang đến hiệu quả cao nhất cho quá trình giảm độ màu trong nước thải.
So với các phương pháp khác thì phương pháp oxy hóa đang được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất trong việc xử lý khử màu trong nước thải. Vì trong quá trình này sẽ sử dụng clo cùng các hợp chất clo hoạt tính, các chất có tính oxy hóa mạnh để phân hủy các hợp chất mang màu.
Phương pháp điện hóa được chia làm 3 dạng:
Trong số 6 phương pháp xử lý độ màu của nước thải thì phương pháp hấp phụ chính là phương pháp thường xuyên được sử dụng nhất. Để sử dụng tốt phương pháp này chúng ta cần đến sự hỗ trợ của các vật liệu như: Than hoạt tính, Zeolite, Tro than, Chitosan,… Trong đó vật liệu than hoạt tính được lựa chọn nhiều vì khả năng hấp phụ màu nước thải tốt, cùng với đó than hoạt tính rất dễ tìm kiếm và giá thành rẻ.
Việc xử lý độ màu nước thải cũng là một trong những bước quan trọng nhằm mục đích trả lại nguồn nước sạch cho thiên nhiên. Công việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp bạn cần xác định được độ màu có trong nước thải. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức liên quan đến độ màu của nước thải và cách giải quyết phù hợp.
Cập nhật: 31/08/2022
Chia sẻ:
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Dược Phẩm Hiệu Quả Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Giải Pháp Tối Ưu Cho Xử Lý Nước Thải Y Tế Từ Toàn Á JSC
Ngày đăng: 04/09/2024
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến của Toàn Á JSC
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Tại Việt Nam, ngoài những hộ gia đình nhỏ lẻ thì các khu đô thị, tòa nhà chung cư, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ đều bắt buộc phải tuân thủ việc xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt, mỗi phương pháp lại có những có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng loại nước thải và yêu cầu cụ thể. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Ngày đăng: 14/08/2024
Liên hệ nhanh
contact@toana.vn
L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN
Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?