Dây chuyền lọc nước tinh khiết RO và nguyên lý hoạt động

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Nội dung

Dây chuyền lọc nước tinh khiết RO và nguyên lý hoạt động

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Dây chuyền lọc nước tinh khiết RO là gì?

Khái niệm

Dây chuyền lọc nước RO là tập hợp nhiều thiết bị, linh kiện được lắp ráp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó, màng lọc RO thiết bị chính giúp tạo nên nguồn nước trong, sạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất nước đóng chai. Với kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micron, màng RO loại bỏ được 99% hợp chất hữu cơ, khoáng chất hòa tan.

Dây chuyền lọc nước RO là gì?

Thông thường một dây chuyền lọc nước công nghiệp RO dựa trên nguyên lý lọc nước có 3 phần: Tiền xử lý trước màng RO, xử lý bằng màng RO và xử lý sau màng RO. Như chúng ta biết màng lọc nước RO có khả năng loại bỏ ô nhiễm rất tốt. Tuy nhiên để màng hoạt động tốt, cũng như nước sau lọc đạt chất lượng cao nhất cần có nhiều thiết bị đi kèm.

  • Tiền xử lý trước màng đóng vai trò rất quan trọng để nước sạch hơn, không làm bít tắc và hỏng màng.
  • Màng RO là giai đoạn trung tâm để loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm ra khỏi nước.
  • Xử lý sau màng, giúp hoàn thiện thêm các vấn đề màng lọc chưa giải quyết được. Chẳng hạn như loại bỏ vi khuẩn, vi rút.
  • Do hệ thống không kén nước đầu vào. Đó có thể là nước mưa, nước sông, ao, hồ, nước máy, nước suối,...

Ưu và nhược điểm

Dây chuyền lọc nước RO có ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Tạo ra sản phẩm nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT.
  • Lọc nước theo nguyên lý thẩm thấu ngược nên đạt hiệu quả lọc cao.
  • Có lõi bổ sung khoáng chất, tạo vị ngọt và tăng lượng oxy, pH cho nước sau khi lọc.
  • Có khả năng tự sục rửa khi lọc nước.
  • Loại bỏ được tới 99% các tạp chất, độc tố và vi khuẩn gây bệnh trong nước.
  • Lọc được nước tinh khiết từ nhiều nguồn nước khác nhau: Nước lợ, nước máy, nước giếng khoan,...
  • Ít phải thay thế lõi lọc.

Nhược điểm

  • Không giữ lại được các khoáng chất tốt cho cơ thể có trong nước.
  • Không sử dụng được nguồn nước có tính axit cao.
  • Chỉ giữ lại được 40% lượng nước tinh khiết sẽ gây lãng phí nước.
  • Sử dụng điện năng nên gây bất tiện nếu mất điện thời gian dài và tốn kém.

Nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp

Được nhắc đến ở phần trên, nguyên lý lọc nước RO bao gồm ba phần. Mỗi phần có một chức năng khác nhau, đều đóng vai quan trọng và không thể tách rời.

Nguyên lý hoạt động của dây chuyền lọc nước RO

Hệ thống tiền xử lý

Hệ thống tiền xử lý được cấu thành từ nhiều cột lọc, bơm, vật liệu lọc, van điều khiển,... Chúng có nhiệm vụ chung để loại bỏ tạp chất, cặn lắng kích thước lớn, kim loại nặng, chất hữu cơ, làm mềm nước.

Hệ thống tiền xử lý nước

Nước được bơm cấp 1 đưa từ bể chứa vào hệ thống tiền xử lý và tiền lọc. Tại bước này, nước được xử lý qua các cột lọc xử lý kim loại năng, xử lý carbon, lọc làm mềm và thiết bị lọc tinh.

Bước làm chỉ là tiền xử lý, tuy nhiên lại vô cùng quan trọng, tránh tình trạng hư hại máy móc và giúp quá trình vận hành sau đó được thuận lợi.

Hệ thống chính và nguyên lý

Sau khi nước được khử phèn, khoáng, clo và làm mềm, nước được bơm cao áp đưa qua hệ thống màng lọc thẩm thấu ngược RO. Đây là giai đoạn chính trong dây chuyền lọc nước RO.

Màng RO được làm từ vật liệu mỏng như polyamide quấn chặt chẽ, kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micron. Nước sau lọc loại bỏ đến hơn 99% chất rắn hoà tan, chất độc hại nguy hiểm như chì, thuỷ ngân, asen, cadmi, nitrat, amoni,...

Màng lọc RO

Màng lọc RO vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đầu vào trước màng đạt các yêu cầu:

  • Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt (< 17mg/l). Các ion cứng nước có thể kết tinh trên màng, tạo mảng bám khiến màng không thể hoạt động.
  • Không chứa các chất oxy hoá. Màng RO được làm từ vật liệu siêu bền. Tuy nhiên nếu bị tiếp xúc với các thành phần oxy hóa khiến các lớp màng nhanh bị bục, hỏng.
  • Có độ trong càng lớn càng tốt. Cũng tương tự như độ cứng, cặn lơ lửng còn tồn dư sẽ tạo mảng bám, có thể gây rỉ sét, hỏng màng nghiêm trọng.
  • Hạn chế dừng vận hành hệ thống, do vi khuẩn tồn tại trong nước lưu với thời gian quá lâu, sinh sôi, phát triển cũng gây hỏng màng.

Hệ thống xử lý trung tâm - màng RO

Chính vì vậy, để dây chuyền máy lọc nước công nghiệp hoạt động tốt hơn, không thể loại bỏ các bước tiền xử lý phía trước.

Quá trình xử lý sau màng RO

Trong quá trình lưu trữ và di chuyển trong dây chuyền lọc nước RO, nước có khả năng tái nhiễm khuẩn từ không khí. Vì vậy cần diệt khuẩn trước khi vào sử dụng chính thức.

Quá trình xử lý sau màng RO

Có thể thực hiện diệt khuẩn một lớp hoặc hai lớp. Thông thường, hai công nghệ được ưu chuộng sử dụng là Ozone và UV:

  • Dưới tác dụng của Ozone, vi khuẩn còn lại trong nước được tiệt trùng tuyệt đối.
  • Sau đó, nước được đưa qua đèn UV, diệt khuẩn thêm một lần nữa mà không làm thay đổi chất lượng nước.

Nước sau khi được xử lý Ozone và UV, xác vi khuẩn kết dính vào nhau, tạo thành màng lơ lửng. Nước được đưa qua thiết bị lọc xác khuẩn, đảm bảo nước có chất lượng tốt nhất và hương vị thuần khiết.

Để chuyển tiếp qua các quá trình, từ bể chứa trung gian đến các giai đoạn kế tiếp, máy bơm được sử dụng để tạo áp lực nước chảy nhanh, mạnh hơn.

Địa chỉ lắp đặt dây chuyền lọc nước RO uy tín

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Toàn Á với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt dây chuyền lọc nước công nghiệp RO. Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới.

Công ty Toàn Á chuyên lắp đặt dây chuyền lọc nước RO

Để tham khảo thêm thông tin về dây chuyền lọc nước của chúng tôi, vui lòng ghé thăm trang chủ của Toàn Á hoặc gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 0913.543.469 để được tư vấn miễn phí.

Cập nhật: 06/07/2022

Chia sẻ: img-fluid img-fluid img-fluid img-fluid

Tin tức liên quan

Hệ thống lọc nước RO công nghiệp: Giải pháp tối ưu nước sạch trong sản xuất

Hệ thống lọc nước RO công nghiệp: Giải pháp tối ưu nước sạch trong sản xuất

Ngày đăng: 17/09/2024

Xem thêm
Hệ thống lọc nước DI – EDI: Giải pháp cho nước tinh khiết

Hệ thống lọc nước DI – EDI: Giải pháp cho nước tinh khiết

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện đại ngày nay, nước tinh khiết đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là nguyên liệu đảm bảo sản xuất mà còn là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là đối với những ngành như dược phẩm, điện tử, năng lượng, và thực phẩm thì còn đòi hỏi nguồn nước phải siêu tinh khiết. Và hệ thống lọc nước DI (Deionization), EDI (Electrodeionization) đã trở thành hai công nghệ hàng đầu đáp ứng nhu cầu này. Mỗi hệ thống đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể trong công nghiệp. Hãy cùng Toàn Á JSC tìm hiểu chi tiết về công nghệ lọc nước DI và EDI trong bài viết dưới đây!

Ngày đăng: 19/08/2024

Xem thêm
Chi tiết cấu tạo, báo giá hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Chi tiết cấu tạo, báo giá hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Nước sạch là không chỉ là một thành phần thiết yếu mà còn là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay. Đặc biệt đối với các ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm và điện tử thì việc đảm bảo nguồn nước sạch là điều kiện tiên quyết để duy trì tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, vấn đề nước sạch trong sản xuất công nghiệp hiện nay phải đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước và áp lực từ sự phát triển công nghiệp không bền vững. Chính vì vậy, việc áp dụng các công nghệ lọc nước tiên tiến, trong đó phổ biến nhất hiện nay là hệ thống lọc nước RO công nghiệp đã trở thành giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Hệ thống này có những công suất nào và phù hợp với quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng TOÀN Á JSC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Ngày đăng: 14/08/2024

Xem thêm

Liên hệ nhanh

Miền Bắc 08.222.11.666

Miền Nam 08.222.12.666

Dự án 0913.54.3469

contact@toana.vn

L7-39 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, HN

Toàn Á có thể hỗ trợ gì cho anh chị ạ?